Cách nhớ bài chắn hiệu quả cho người mới

Với số lượng quân bài quá lớn, người chơi cần học cách ghi nhớ các quân bài để giành ưu thế khi chơi chắn. Bài viết sau đây của BK8.guru chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhớ bài hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé.

Cách nhớ bài chắn hiệu quả

Tìm hiểu về các quân bài chắn

Chắn không sử dụng bộ bài tây 52 lá truyền thống mà có bộ bài riêng nên không dễ cho người mới tham gia. Ngoài 4 quân chi chi thì 96 quân bài còn lại đều có cách phân biệt và nhận diện riêng. Phần số đọc theo tiếng Hán là nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu; phần chữ gồm có văn, vạn và sách. Như vậy, nhân lên thì sẽ có 24 quân bài (8×3), mỗi quân có 4 lá giống nhau nên có tổng cộng 96 quân bài.

Thông tin trên mỗi quân bài cũng được viết bằng chữ Hán nên không dễ để ghi nhớ như các con số la mã trên bài Tây. Người chơi cần chơi chắn thường xuyên và tập ghi nhớ dần dần các quân bài.

Cấu tạo của một quân bài chắn

Một bài chắn sẽ có 20 cây màu đỏ gồm có 5 lá Chi Chi, Cửu Vạn, Cửu sách, Bát Vạn, Bát Sách và mỗi lá như vậy sẽ gồm 4 quân bài. Còn 80 quân vài còn lại trong bộ bài chắn sẽ có màu đen. Cấu tạo một quân bài chắn sẽ có các phần dưới đây:

  • Bên phải: Phần số trên quân bài thể hiện hàng.
  • Bên trái: Phần chữ trên quân bài thể hiện chất.
  • Phần hình: Những hình ảnh tái hiện đời sống xã hội thời xưa.

Khi ghi nhớ bài chắn, người chơi cần lưu ý khu vực bên trên và bên dưới quân bài đều có chữ. Đây là phần cần quan tâm nhiều nhất để biết mình có quân bài nào trên tay. Phần hình ảnh không cần chú ý quá nhiều.

Cách nhớ bài chắn phần số (gồm 9 hàng)

Phần số từ nhị đến cửu thực ra không quá khó nhớ như nhiều người lầm tưởng. Bạn có thể liên hệ chúng với những ký hiệu có trong Tiếng Việt để dễ nhận diện hơn. Chỉ cần chơi một thời gian, thậm chí thua vài ván, người chơi sẽ dần nhớ được các quân bài chắn:

  • Chữ Nhị: Hai nét gạch ngang song song nhau với nét dưới dài hơn.
  • Chữ Tam: Hai nét gạch ngang cộng thêm một gạch thẳng đứng ở giữa.
  • Chữ Tứ: Gần giống với hình chữ nhật.
  • Chữ Ngũ: Gần giống với chữ H nhưng có thêm gạch ngang cho phía trên và phía dưới (gạch phía dưới dài hơn).
  • Chữ Lục: Có 1 nét gạch ngang nằm ở chính giữa, phía bên trên có nét xổ thẳng đứng, hai bên đối xứng có 2 nét xiên.
  • Chữ Thất: Gần giống với chữ “t” trong tiếng Việt nhưng nét ngang dài hơn.
  • Chữ Bát: Giống với chữ “v” ngược nhưng không chạm nhau.
  • Chữ Cửu: Gần giống với “r” trong tiếng Việt của mình.

Cách nhớ bài chắn phần chữ (gồm 3 chữ)

Với cách viết phức tạp hơn nên việc ghi nhớ phần chữ trong bài chắn khó hơn phần số. Tuy nhiên, vì chỉ có 3 chữ là vạn, văn và sách nên người chơi cũng được giảm tải đi không ít khó khăn. Bạn có thể nhớ theo cách dân gian là “Vạn vuông, văn chéo, sách ngoằn ngoèo”.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng thử kỹ thuật nhớ bài chắn cho phần chữ được các chuyên gia chia sẻ dưới đây:

  • Chữ Vạn: Có thể tưởng tượng đây là hai chữ “Z” lồng vào nhau theo phương ngang và phương thẳng đứng và gói gọn trong 1 khuôn hình vuông.
  • Chữ Văn: Bạn có thể hình dung chữ văn giống như nét gạch chéo.
  • Chữ Sách: Trong 3 chữ, cách nhớ chữ “sách” khó nhất vì chứa khá nhiều ký tự. Nhưng nếu đã nhớ hai chữ đơn giản là văn và vạn thì bạn có thể suy ra được chữ ngoằn ngoèo hơn chính là chữ sách.

Trên đây chỉ là một số gợi ý để giúp bạn ghi nhớ được phần chữ và phần số có trên quân bài chắn, mong rằng sẽ hiệu quả. Trong quá trình chơi bài, bạn có thể sẽ học được cách ghi nhớ khác mau chóng và phù hợp hơn với bản thân. Thực ra, chỉ cần bạn kiên nhẫn và chịu khó quan sát thì sau một khoảng thời gian sẽ tự động nhận biết được toàn bộ quân bài chắn. BK8.guru chúc bạn thành công và giành được nhiều chiến thắng với game bài chắn.